HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SẢN PHẨM

Duhal – “Điểm sáng” cho xuất khẩu của khối nội

Ngày Đăng :14/05/2018 - 10:59 AM

 

Hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp (DNDN) Việt Nam lâu nay bị chê là xuất thô (vì thiếu công nghiệp chế biến) hoặc xuất rẻ, cạnh tranh yếu hoặc bị khối ngoại chi phối. Vậy, cho đến thời điểm hiện tại, hoạt động xuất khẩu liệu đã có hướng đi đúng và tìm được những “điểm sáng” tích cực, nhất là trong lĩnh vực sản xuất của khối nội?

 

Mới đây, khi đến thăm nhà máy sản xuất của công ty đèn led Duhal (có trụ sở chính đóng tại Tiền Giang và nhà máy sản xuất có diện tích 20.000m2 tại KCN Giao Long – Bến Tre) mới thấy rõ những bước đi đúng hướng của một doanh nghiệp (DN) 100% vốn trong nước ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong hoạt động xuất khẩu trong thời điểm cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

 

Tín hiệu tích cực

 

Thứ nhất, đó là họ đã tự chế tạo được con chíp điện tử mà không phải DN Việt nào trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo cũng tự làm được. Thứ hai là họ đã chịu khó đầu tư vào công nghệ mới, hoàn tất dây chuyền sản xuất khép kín, nội địa hoá sản phẩm mang thương hiệu 100% Việt Nam và có 36 phân xưởng với quy mô không chỉ lớn nhất Việt Nam mà còn trong khu vực Đông Nam Á, với tổng vốn đầu tư 30 triệu USD.

 

Nhờ đầu tư bài bản, DN nội địa này đang chiếm thị phần lớn về đèn led ở trong nước, ngăn được đà tấn công của đèn led ngoại giá rẻ (nhất là từ Trung Quốc, Thái Lan). Điều quan trọng, sản phẩm đèn led của họ đã xuất khẩu khá vững ngay tại thị trường Trung Quốc cũng như ở một số quốc gia trong ASEAN và thị trường EU.

 

Phải nhìn nhận rằng mong mỏi nhất trong hoạt động xuất khẩu hiện nay là cần có sự trỗi dậy từ các DN nội địa trong lĩnh vực sản xuất, công nghiệp chế biến chế tạo mà Duhal là một trong những điển hình.

 

Số liệu mới cập nhật của Bộ Công Thương cũng cho thấy những tín hiệu lạc quan từ công nghiệp chế biến khi trong 8 tháng đầu năm 2017, nhóm hàng thuộc lĩnh vực này đã ước đạt 107,1 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 80,2% tổng kim ngạch xuất khẩu. Hầu hết các mặt hàng trong nhóm công nghiệp chế biến đều đạt mức tăng trưởng dương so với cùng kỳ.

Cũng theo Bộ Công Thương, trong 8 tháng qua, xuất khẩu của các DN nội địa tiếp tục đạt mức tăng trưởng khá và đây cũng là điểm tích cực trong hoạt động xuất khẩu.

 

Theo đó, xuất khẩu của khu vực 100% vốn trong nước ước đạt 37,8 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2016. Đây là mức tăng trưởng tích cực so sánh với mức tăng khoảng 4,3% trong 8 tháng đầu năm 2016.

 

Mong mỏi nhất cho hoạt động xuất khẩu là cần sự trỗi dậy từ các DN nội địa trong lĩnh vực công nghiệp chế biến.

 

Ngay cả trong xuất khẩu nông lâm thuỷ sản cũng nên có thái độ nhìn nhận tích cực hơn khi trước đây vẫn mang tiếng là xuất thô, xuất rẻ. Đánh giá cho thấy đóng góp khẩu khối DN nội chính là tăng trưởng của nhóm hàng nông sản, thủy sản. Kim ngạch xuất khẩu nhóm này ước đạt 16,9 tỷ USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

 

Hoặc như xuất khẩu gạo – mặt hàng xuất khẩu điển hình của Việt Nam, từng bị chê là xuất với giá quá rẻ, giờ cũng đã bắt đầu chuyển hướng theo đòi hỏi cao hơn. Như thống kê, xuất khẩu gạo trong 8 tháng đầu năm 2017 ước đạt 4 triệu tấn, tăng 22,7% so với cùng kỳ 2016, trị giá đạt 1,78 tỷ USD, tăng 20,3%.

 

Dịch chuyển cơ cấu xuất khẩu

 

Bộ Công Thương nhận định cơ cấu gạo xuất khẩu đang có sự chuyển dịch tích cực khi giảm mạnh ở phân khúc gạo cấp trung bình và cấp thấp; tăng mạnh ở dòng gạo cao cấp, các loại gạo chất lượng cao, giá trị cao (gạo nếp, japonica, gạo lứt), phù hợp với định hướng phát triển thị trường xuất khẩu.

 

Theo giới chuyên gia quốc tế, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng xuất xứ của hàng xuất khẩu đang chuyển dần từ các nước công nghiệp sang các nước đang phát triển và cơ cấu xuất khẩu đang chuyển từ sản phẩm thâm dụng lao động, dựa vào tài nguyên thiên nhiên sang thâm dụng vốn và dựa vào công nghệ cao. Việt Nam là một minh chứng rõ ràng cho xu hướng này.

 

Như tính toán dựa trên số liệu UN COMTRADE của UNCTA, cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2015 so với năm 2000 cho thấy Việt Nam đã ít phụ thuộc vào xuất khẩu các sản phẩm dựa vào lợi thế tài nguyên thiên nhiên như nông sản và dầu thô, xuất khẩu các sản phẩm chế biến ngày càng tăng và có sự dịch chuyển của cơ cấu xuất khẩu sang các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao như máy móc và thiết bị vận tải.

 

Thực ra, kể từ năm 2002, Việt Nam, Trung Quốc và Ấn Độ là 3 quốc gia đứng đầu về tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm chế biến và vượt xa các quốc gia còn lại trong 10 quốc gia ở khu vực châu Á.

 

Số liệu của UNCTA cũng chỉ rõ tỷ trọng của sản phẩm công nghệ cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, trong mối tương quan với các nhà xuất khẩu Đông Á hàng đầu khác. Từ năm 2010, Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ và Indonesia và thậm chí cả Thái Lan vào năm 2012 về tỷ trọng các sản phẩm công nghệ cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu.

 

Những điều trên cho thấy, sản phẩm chế biến có hàm lượng giá trị gia tăng cao vừa là một định hướng đúng vừa là điều kiện tiên quyết của các DN Việt trong hoạt động xuất khẩu hiện nay.

 

Tuy nhiên, khi mà xuất khẩu của DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hiện chiếm khoảng 70,6% kim ngạch xuất khẩu của cả nước thì rõ ràng còn rất nhiều việc mà khối DN nội phải làm để rút ngắn khoảng cách với khối ngoại.

 

Giới chuyên gia khuyến nghị, vấn đề là các cơ quan quản lý, những nhà hoạch định chính sách cần phải tháo gỡ khó khăn cho DN nội địa thông qua các chính sách về thuế, phí… để giúp cho họ cắt giảm được chi phí, phát triển thị trường, cạnh tranh có hiệu quả, qua đó tăng trưởng được sản lượng.

 

Điều quan trọng là ngoài bản thân các DN nội phải chủ động đầu tư vào công nghệ mới thì phía Nhà nước cũng cần hỗ trợ cho họ khai thác tốt các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết; đồng thời giúp DN nội ứng phó một cách chủ động, hiệu quả với các xu thế bảo hộ và hàng rào kỹ thuật ở các thị trường trên thế giới.

 

Link: //thoibaokinhdoanh.vn/Lang-kinh-8/%E2%80%9CDiem-sang%E2%80%9D-cho-xuat-khau-cua-khoi-noi-39133.html

 



Các tin khác

0896 708 738
Email:info@duhal.com.vn